“Phát thèm” 4 món ăn vặt từ bánh tráng ngon nức tiếng ở Việt Nam

Bạn có biết “tứ đại bánh tráng” trong danh sách các món bánh tráng ăn vặt của Việt Nam đang được các bạn trẻ phát cuồng hiện nay là gì không? Để Vị bật mí cho các bạn nghe nhá! 

Bánh tráng mắm ruốc Đơn Dương

Bánh tráng mắm ruốc làm một món ăn vặt từ bánh tráng mới “hot” lên sau mùa dịch Covid-19 và được giới trẻ rất yêu thích hiện nay vì hương vị mặn mặn, ngọt ngọt, thơm mùi ruốc đặc trưng. 

Tuy nhiên, trước đó, bánh tráng mắm ruốc đã tồn tại và là món ăn vặt tuổi thơ của khá nhiều người con miền Trung nói chung, và tỉnh Đơn Dương nói riêng. Bánh tráng mắm ruốc xuất xứ từ làng Xuân Hòa (tỉnh Bắc Ninh). Bà con nơi đây khi đến Đơn Dương lập nghiệp đã nhớ nghề cũ và phát triển nghề làm bánh tráng thành một làng nghề Lạc Lâm – nơi sản xuất món bánh tráng mắm ruốc đặc trưng này. 

Trong “tứ đại bánh tráng” thì đây là món bánh tráng khá dễ trong việc chế biến. Bánh tráng được làm ra từ bột gạo, rắc thêm mè tạo mùi thơm, phết lên một lớp mắm ruốc đặc trưng và sau đó được nướng giòn rụm. 

Loại bánh tráng này thường được đóng gói thành từng túi nilon lớn, trong suốt và thường không có nhãn mác, bán tại các cửa tiệm tạp hóa. Bánh giòn rụm, nhai rôm rốp, mặn mặn, có một chút thiên ngọt và mùi mắm ruốc đặc trưng làm “nức lòng” những ai là fan cứng của “mắm”. 

Ngoài ra, các bạn cũng có thể ghé nhà Vị – Bánh tráng nướng Đơn Dương để mua bánh tráng mắm ruốc. Nhâm nhi miếng bánh tráng giòn tan cùng với một cốc trà đá mát lạnh hay một ly trà sữa béo ngọt lành là một thú ăn vặt hay ho nhất trên trần đời. Thử đi, Vị hứa sẽ không khiến bạn thất vọng. 

Hiện tại, bánh tráng mắm ruốc nhà Vị đang có mặt tại hệ thống các siêu thị Winmart lớn, các cửa hàng Winmart+, hệ thống siêu thị AEON Mall và hệ thống CVS (Ministop, Family Mart,…) trên toàn quốc.

Bánh tráng mắm ruốc Vị – Món ăn vặt tuổi thơ xuất xứ từ Đơn Dương

Bánh tráng trộn Sài Gòn

Bánh tráng trộn là một trong những món ăn đường phố quen thuộc, nổi tiếng từ Nam chí Bắc. Không ai biết chính xác món này là có từ khi nào. Chỉ biết rằng Sài Gòn chính là “cái nôi” phát triển món bánh tráng vươn rộng ra cả nước.

Trong các món bánh tráng ăn vặt của Việt Nam, bánh tráng trộn làm một trong những món có cách chế biến cầu kỳ, công phu nhất. Bởi để có một bịch bánh tráng thơm ngon, hấp dẫn, người bán phải chuẩn bị khá nhiều nguyên liệu.

Đầu tiên là bánh tráng cắt sợi, xoài bào, đậu phộng rang, khô bò, ruốc, sa tế, rau răm, trứng cút, muối tôm, mỡ hành,… là những thành phần chủ chốt. Ngoài ra, tùy khẩu vị mà mỗi hàng bánh tráng lại có sự thêm bớt khác nhau, tạo nên nét riêng cho món đồ ăn vặt nức tiếng này.

Bánh nướng Đà Lạt

Bánh tráng trộn là món ăn vặt nức tiếng ở Sài Gòn

Ở Sài Gòn, gần như bạn có thể dễ dàng tìm thấy các hàng bánh tráng trộn ở bất cứ đâu. Dần dà, món bánh tráng ăn vặt của Việt Nam này trở nên nổi tiếng và được yêu thích hơn bao giờ hết với bánh tráng dai dai, thơm phức mỡ hành, bùi bùi đậu phộng và mằn mặn, béo béo của bơ các nguyên liệu khác.

Để Vị mách cho nhá, “đúng bài” nhất là ăn bánh tráng trộn, nhâm nhi trà sữa. Thưởng thức bộ đôi này thì trên đời, thì còn thú vui nào tao nhã hơn? 

Bánh tráng phơi sương Tây Ninh

Hiện nay trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tik Tok đều đang rất “hot” bánh tráng phơi sương. Nó đã trở thành “tâm điểm” gây tranh cãi trên khắp các trang mạng dạo gần đây. 

Món ăn này là món bánh có sự chế biến đơn giản nhất so với tất cả các loại ăn vặt từ bánh tráng hiện nay. Ngoài ra, bạn còn có thể mua nhiều để “tích trữ” mà không lo bánh bị hỏng. 

Bánh tráng phơi sương Tây Ninh đang “dậy sóng” giới trẻ hiện nay – Ảnh: @ancungminhne, Phan Thị Mỹ Duyên

Bánh tráng phơi sương có nguồn gốc ở Thị xã Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh, miền Đông Nam Bộ. Bánh dẻo và hơi dai, có vị mặn, dạng hình tròn hoặc được cắt vuông. Nhìn thì tương tự với các loại bánh tráng khác nhưng có màu trắng đục hơn, cứ thế trực tiếp ăn được chứ không cần phải nhúng nước hay nướng giòn. 

Bánh tráng phơi sương đơn thuần là loại bánh tráng được cho vào bịch, kèm theo đó là muối tôm, sa tế, hành phi và nhiều khi sẽ có thêm một bịch bơ để ăn kèm. Khi ăn, bạn chỉ cần xé nhỏ bánh tráng hoặc cuốn cùng với loại topping đã được cho sẵn, phết thêm xíu bơ beo béo là đã có thể ăn được rồi. Hương vị mặn mặn của ruốc tôm và hành phi cùng với độ béo của muối tôm đã khiến cho càng ăn càng thấy cuốn á. 

Ngoài ra, chính vì bánh ở dạng khô nên bạn có thể mua nhiều và để dành thưởng thức. Vì loại bánh này có thể để được vài ngày, không nên để ở ngoài vì bánh sẽ dễ bị cứng lại và giòn chứ không dẻo dai như lúc mới mua. Ngoài ra vì bơ cũng không để được lâu nên bạn cần ăn nhanh nhé!

Theo Vị thấy, chỉ cần vài chục nghìn là bạn đã có nhiều loại bánh tráng ngon về nhà vừa nhâm nhi, vừa cày bộ phim mình yêu thích. Nghe khá hay mà phải không? 

Bánh tráng nướng Đà Lạt

Nếu bánh tráng trộn mang phong vị của ẩm thực Sài Gòn thì bánh tráng nướng xuất xứ từ thành phố Đà Lạt. 

Bánh tráng nướng là món được du khách nước ngoài “ưu ái” đặt cho một cái tên là “Pizza của Việt Nam” (Vietnamese Pizza). Bởi chiếc bánh khi khi nướng có hình tròn, cộng thêm topping dày đặc bên trên, trong có phần giống như món pizza của người phương Tây.

Là món ăn vặt nhưng bánh tráng nướng có cách chế biến khá kỳ công. Đầu tiên là bánh tráng được đặt lên một chiếc bếp than nướng, sau đó người bán sẽ thêm lần lượt trứng gà, mỡ hành, xúc xích, phô mai, bò, sa tế, mắm ruốc, hành phi,… Bánh muốn ngon và nóng giòn phải được xoay đều liên tục trên mặt bếp. Vì nếu chậm tay, bánh sẽ khét hoặc cứng. 

Một trong “tứ đại bánh tráng” nức tiếng – Bánh tráng nướng Đà Lạt 

Hiện nay, sự phát triển và biến tấu đã cho ra đời nhiều thể loại bánh tráng nướng khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản, các nguyên liệu để làm bánh tráng nướng vẫn vậy và có khi sẽ thêm bớt hợp lý để tăng độ ngon cho chiếc bánh. Khi bánh được nướng xong, người bán sẽ cho thêm ít tương ớt và mayonaise lên trên, cuốn tròn lại và gói trong giấy. 

Giữa tiết trời lành lạnh của Đà Lạt, ăn một chiếc bánh tráng nướng, uống một ly sữa đậu nành thì còn gì thi vị bằng. 

Tổng kết lại, trong “Tứ đại bánh tráng”  ở Việt Nam đó là bánh tráng mắm ruốc, bánh tráng trộn, bánh tráng phơi sương và bánh tráng nướng thì mỗi loại bánh tráng đều có cách chế biến và hương vị đặc trưng riêng. Nhưng, theo Vị thấy nhá, các loại bánh tráng đó có điểm chung là đều rất ngon và đều mang cái hồn của phong cách văn hóa ẩm thực đường phố bình dân (Street Foods) của người Việt Nam, gói gọn trong từng chiếc bánh Việt. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *