Bánh Tét Ba Châu – địa chỉ Bánh Tét Lá Cẩm nổi tiếng trứ danh Cần Thơ được 2G tin tưởng, hợp tác và nâng tầm giá trị đặc sản quê hương.
Bánh Tét Ba Châu là một đặc sản nổi tiếng trứ danh ở vùng đất Cần Thơ – thuộc miền Tây Việt Nam. Bánh Tét ở đây có rất nhiều điểm đặc biệt khác với các loại Bánh Tét ở miền Bắc hay miền Trung, cả về hương vị, hình thức và công đoạn chế biến công phu hơn.
Giới thiệu về Bánh Tét Ba Châu – Đặc sản Cần Thơ
Nhắc ai đi về miền Tây sông nước, đặc biệt là ở Cần Thơ không thể không thưởng thức món Bánh Tét Ba Màu nổi danh nơi đây. Nếu như ngày Tết của người miền Bắc có bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành thì đặc sản của người miền Nam là những đòn bánh tét Tam Sắc, ăn với cháo cá và các loại rau có sẵn trong vườn.
Hiện diện như một nét văn hóa của miền Nam, bánh Tét Ba Châu gói ghém cả một nền văn minh nông nghiệp với gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh mang hương vị tự nhiên của trời đất. Tam Sắc – Bánh Tét với 3 màu sắc hài hòa tượng trưng cho sự giao thoa nhiều nền văn hóa khác nhau tại miền Nam Việt Nam, mà ảnh hưởng chủ đạo là văn hóa Chăm với tín ngưỡng “phồn thực”.
Đây không chỉ là món ăn ngày Tết mà còn chứa đựng cả thuyết âm dương, tam tài, ngũ hành với ba màu sắc: màu xanh của nếp được tạo màu tự nhiên từ Lá Dứa, màu tím của nếp được tạo màu tự nhiên từ Lá Cẩm, màu đỏ tự nhiên của nếp từ quả Gấc, màu vàng đậu xanh của nhân bánh, hai màu trắng và đen từ thịt mỡ (trong nhân bánh) và tiêu đen (trong gia vị). Đó là năm màu của ngũ hành trong triết học phương Đông: hỏa (màu đỏ), thủy (màu đen), mộc (màu xanh), kim (màu trắng), thổ (màu vàng) – mang ý nghĩa về sự sung túc, cầu cho một năm mới đủ đầy, thịnh vượng.
Nguyên liệu làm bánh là từ động vật (thịt heo) và thực vật (lá gói, gạo nếp, đậu xanh), đại diện cho hai cực âm – dương. Ngoài ra, đậu và nếp cũng là hai cực âm – dương khi được trồng ở hai nơi: đậu trên cạn và lúa nếp dưới nước. Âm dương hòa quyện vào nhau không thể tách rời và làm nên một vật phẩm, một món ăn đặc trưng cho ngày Tết cổ truyền – mang ý nghĩa sum vầy, hội tụ.
Bánh Tét được phân thành 2 loại: Bánh Tét ngọt hay còn gọi là bánh Tét chay – được gọi là bánh Tét ngọt hay bánh Tét chay vì nguyên liệu làm nên bánh Tét không có thịt và thường nhân làm bằng trái chuối. Bánh Tét mặn – bánh Tét mặn thường có nhân Thịt heo, Mỡ và Trứng muối. Bánh chay để cúng ông bà, trời đất, và bánh mặn dùng trong bữa ăn. Ở Nam Bộ, Bánh Tét được ăn kèm với củ kiệu, dưa chua, thịt kho tàu.
Quy trình sản xuất Bánh Tét Ba Châu – Đặc sản Cần Thơ
Quy trình sản xuất Bánh Tét được làm vô cùng cẩn thận, sạch sẽ. Trước khi chế biến và chuẩn bị nguyên liệu, toàn bộ nhân viên đeo bao tay, mang bảo hộ theo đúng quy định VSATTP.
Đầu tiên, Lá Cẩm sau khi hái sẽ được người dân rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn. Lá Cẩm là một loại lá đặc trưng được trồng phổ biến ở miền Tây Việt Nam, đặc biệt là ở Cần Thơ. Khi nấu với nước sôi, Lá cẩm sẽ cho ra màu tím đặc trưng dùng để tạo màu tự nhiên cho bánh.
Các nguyên liệu luôn được lựa chọn loại uy tín nhất. Gạo nếp, đậu xanh sau khi vo thật kỹ, để ráo nước. Lá cẩm sau khi nấu sôi cho ra phần nước màu tím, sẽ được đổ gạo nếp vào và ngâm trong vòng 5-6 tiếng để tạo màu tím đặc trưng, tự nhiên.
Tiếp theo, Dừa được rửa sạch, sau đó sẽ được người dân đem đi nạo để cho ra những sợi cơm dừa trắng tinh. Cơm dừa sau khi đã nạo xong sẽ được đem vào máy xay, cho thêm nước ấm để vắt để cho ra phần nước cốt dừa thơm phức.
Các nguyên liệu khác như Trứng muối, Thịt heo được sơ chế và tẩm ướp kỹ càng.
Để làm được nhân bánh Tét thơm và bùi, đậu xanh sau khi được ngâm nở qua đêm sẽ đem đi hấp với nước cốt dừa để nhân bánh được thơm và bùi hơn.
Phần gạo nếp sau đó sẽ được đảo đều trong nước lá cẩm và nước dão dừa. Cho thêm gia vị (muối, đường), bắt lên bếp và xào cho đến khi phần gạo nếp nở và dẻo hơn. Phần gạo nếp sau khi xào sẽ được chia đều để cho công đoạn gói bánh tiếp theo.
Nhân đậu nấu xong sẽ được nêm nếm thêm một lần nữa, xay mịn và vo thành những viên tròn bằng nhau và dàn đều thành hình chữ nhật. Xếp thịt mỡ, trứng muối lên nhân đậu. Sau đó, cuộn nhân lại thành một vòng trụ dài. Xoắn hai đầu màng bọc lại cho phần nhân thêm chắc.
Lá chuối rửa sạch, dùng khăn lau khô. Xếp gạo nếp được cân lên từng phần bánh. Dùng máy ép tự động để tạo hình phần nếp được đều và đẹp hơn. Đặt nhân bánh vào phần gạo nếp và cuộn tròn. Cột cố định bánh bằng lạt.
Quy trình sản xuất Bánh Tét Ba Châu đã được quy chuẩn, đưa máy móc, công nghệ vào nhằm nâng cao chất lượng và năng suất.
Bánh làm xong sẽ được xếp vào nồi nấu đến 10 tiếng. Luôn đảm bảo cho bánh phải ngập mặt nước. Kiểm tra chất lượng bánh, đóng gói, dán tem, hút chân không và đưa vào thùng vận chuyển.
Từng khâu chế biến nguyên liệu và đóng gói sản phẩm để vận chuyển đến tay Khách hàng và Quý Đối tác được làm vô cùng tỉ mỉ và chỉnh chu. Tất cả để có thể đưa ra được một sản phẩm ngon và chất lượng nhất.
Chiếc Bánh Tét Ba Châu mang ý nghĩa đủ đầy, thơm ngon không thể thiếu trong các dịp Lễ, Tết miền Nam.
Bạn biết không, hành trình nâng tầm sản phẩm Đặc sản quê hương, cụ thể là Bánh Tét Ba Châu – Đặc sản Cần Thơ của 2G vẫn đã, đang và sẽ tiếp tục gắn liền với người dân vùng miền tại Việt Nam, với các làng nghề, với tấm chân tình của những nghệ nhân đã luôn gìn giữ và phát triển những món ăn truyền thống này.
Tết Nhất đến nơi mà có vài đòn bánh Tét trong nhà thì còn gì đủ đầy hơn, bạn nhỉ!