Câu chuyện của Vị

lang-nghe-banh-trang

Câu chuyện mẹ kể với tôi về vùng đất tôi sinh ra  nay vẫn giữ sự yên bình và con người sống bình yên đến lạ. Vùng đất mà khói lửa chiến tranh đưa mọi người từ mọi vùng miền di cư về vùng đất hẻo lánh này mang theo một hi vọng về một cuộc sống mới tốt đẹp.
Trong đó có những người con từ quê hương Xuân Hòa (Bắc Ninh) vào lập nghiệp ở đất Lâm Đồng, Tây Nguyên vẫn lưu luyến nghề làm bánh tráng truyền thống và tiếp tục phát triển thành một làng nghề.

Ngày nay, tại thôn Xuân Thượng, xã Lạc Lâm (huyện Đơn Dương), với niềm tự hào về cái nghề truyền thống của những người con Kinh Bắc, thương hiệu bánh tráng (Xuân Thượng) Lạc Lâm được gây dựng nên trên mảnh đất Lâm Đồng và sản phẩm được mang đi khắp cả nước.

Bánh tráng nơi đây được làm từ những nguyên liệu sẵn có như gạo, mè, ớt,… Gạo được ngâm, xay thành bột, pha thêm chút mì cho bánh dẻo, một ít mè đen hoặc mè trắng hoặc muối, ớt xay, mỡ hành, đường, dừa, và đôi khi có chút gừng … 

Gạo làm bánh được vo kỹ và xay nhuyễn mịn. Pha bột tráng bánh thường được để cho những người có kinh nghiệm làm. Bột pha đúng, khi tráng bánh mới không bị dính khuôn, dễ dàng trong việc lật trở khi phơi khô. Bột gạo được ngâm lắng một đêm, người tráng bánh phải là người quen tay thì miếng bánh tráng thành phẩm mới tròn và đều như kiểu tráng bánh  truyền thống . Nay làng nghề đã cải tiến  tráng bánh bằng máy để ra những cái bánh vuông chuẩn , và phơi trong nhà kính tránh bụi .

Và đó là câu chuyện về làm nên chiếc bánh tráng.

lang-nghe-banh-trang

Vị ra đời khi từ lúc nhỏ mê ăn vặt hay la cà với món bánh tráng hành, bánh tráng mắm ruốc cùng lũ bạn quây quần, ríu rít quanh cái bếp lò của mấy cô bán bánh tráng của làng Xuân Thượng (Lạc Lâm), Đơn Dương. Chị chị em em  cùng  say sưa rồm rộp với cái bánh giòn cay cùng với mùi thơm ngon mà hết cái này tới cái kia không thể nào quên được cái cảm giác ấy.

Bởi thế mà dù có đi đâu thì khi ghé về Đơn Dương thì cũng phải kiếm cho được món bánh tráng mắm ruốc, bánh trắng mắm tỏi Lạc Lâm để nếm được cái vị của nắng gió, của sương mai, của bếp than hồng của tấm lòng người Đơn Dương trong từng miếng bánh.

Nhớ nhé, là kỷ niệm và nơi lưu giữ và nay Vị đi muôn nơi vì một sự trân quý yêu thương Quê hương cũng như chính những gì Vị đang làm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *