Chẳng biết tự bao giờ đòn bánh Tét lại luôn xuất hiện trong mâm cỗ ngày Tết của người Cần Thơ – thuộc miền Tây Nam Bộ Việt Nam. Thế nhưng, cũng ít ai biết được nguồn gốc chiếc bánh Tét bắt nguồn từ đâu và ý nghĩa Tết phải có đòn bánh Tét trong nhà.
Loại bánh này từ bao đời nay đã trở thành một “linh hồn” của ngày Tết Cổ truyền Việt Nam của người dân Nam Bộ nói chung và người dân Cần Thơ nói riêng.
Nguồn gốc chiếc Bánh Tét Cần Thơ
Nếu ngoài Bắc ngày Tết có bánh chưng xanh gắn liền với sự tích “bánh chưng bánh dày” của hoàng tử Lang Liêu với ý nghĩa tượng trưng cho trời tròn, đất vuông thì bánh Tét cũng có những câu chuyện ly kỳ về nguồn gốc và ý nghĩa riêng của nó.
Bánh Tét được coi là một biến thể của bánh chưng, hình trụ dài, có nguyên liệu và cách chế biến tương đối giống bánh chưng của người miền Bắc. Người miền Tây cho rằng, bánh Tét có nguồn gốc từ nhà họ Huỳnh ở Cần Thơ phát minh và làm ra.
Bà đã nghĩ ra việc dùng Lá Cẩm – là một loại lá đặc trưng ở miền Tây sông nước và các loại màu tự nhiên bằng lá Dứa hay quả Gấc, để tạo nên màu sắc cho chiếc bánh Tét thêm phần sặc sỡ, đẹp đẽ và thêm phần ý nghĩa. Đây cũng là một điểm để phân biệt nét đặc trưng của những chiếc bánh Tét miền Nam so với vùng miền khác.
Chiếc Bánh Tét đầu màu sắc đẹp đẽ là “linh hồn” của ngày Tết Nam Bộ
Về sau, bánh được phổ biến ở Cần Thơ rồi lan khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Đây được coi là ẩm thực Cần Thơ, hội tụ đầy đủ các loại nguyên liệu truyền thống như: gạo nếp, đậu xanh, cốt dừa, thịt heo, lòng đỏ hột vịt muối,…
Ngoài ra, Bánh Tét miền Nam còn khác bánh Tét các miền khác về nhân bánh. Trong khi nhân bánh của miền Bắc và miền Trung là nhân đậu xanh, hoặc đậu xanh với thịt mỡ. Thì nhân bánh Tét miền Nam là sự kết hợp giữa đậu xanh với thịt và trứng muối tạo vị béo ngậy. Ngoài ra, bánh Tét chay sẽ có thêm nhân chuối, có vị ngọt tự nhiên của quả chuối cũng khá lạ miệng.
Vì sao có tên gọi là Bánh Tét?
Bánh Tét còn được gọi là bánh Tết, về sau vì tính chất vùng miền, bánh Tết được đọc trại thành “bánh Tét”. Cũng có lý giải cho rằng, “tét” là một hành động cắt bánh mỗi khi ăn loại bánh này, người dùng sẽ dùng dây khoanh tròn đầu bánh đã lột rồi “tét” từng khoanh nhỏ ra. Vì vậy người địa phương gọi loại bánh này là bánh Tét.
Những chiếc Bánh Tét màu tím Lá Cẩm đặc trưng nhân Chuối sẽ khá là lạ miệng đấy!
Ý nghĩa Bánh Tét ngày Tết
Theo quan niệm cha ông xưa, những loại bánh, thức ăn sử dụng trong ngày Tết tất cả đều có ý nghĩa thương nhớ người xưa, cầu chúc cho sự ấm no, sum vầy của gia đình đa tạ trời đất đã cho người dân mùa lúa thuận lợi và bánh Tét cũng không ngoại lệ.
Bánh Tét truyền thống được bọc nhiều lá bên ngoài tượng trưng cho mẹ bọc lấy con, mang mong muốn sum vầy của người Việt vào ngày Tết. Không chỉ vậy, bánh Tét xanh nhân đậu màu vàng gợi cho người nông màu xanh của đồng quê, gợi cho ta niềm mơ ước “an cư lạc nghiệp” của một mùa xuân an bình cho mọi nhà.
Những chiếc Bánh Tét đầy màu sắc luôn mang ý nghĩa sum vầy, cầu ấm no, thịnh vượng.
Ba Châu – Thương hiệu Bánh Tét Lá Cẩm Cần Thơ
Khi nhắc đến Bánh Tét Lá Cẩm hay là Đặc sản Cần Thơ thì phải nhắc đến nhãn hiệu Ba Châu. Đây là một cơ sở chuyên sản xuất các loại Bánh tét là đặc sản Cần Thơ đạt đầy đủ các tiêu chuẩn về ATVSTP.
Là nhãn hiệu nổi tiếng với bánh tét từ “Lá cẩm” – là một loại lá đặc biệt chỉ có ở Cần Thơ. Người miền Tây hay thân thương mà ví von rằng: màu tím của lá Cẩm nó sâu thẳm và chân thành, thân thiện như bản chất người dân mộc mạc vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
Màu tím đặc trưng của Lá Cẩm giúp cho Bánh Tét Ba Châu – Cần Thơ trở nên nổi bật hơn so với các loại Bánh Tét ở các vùng miền khác.
Khi ngâm lá cẩm với gạo nếp nó sẽ cho ra màu tím cẩm tự nhiên khiến chiếc bánh thêm sinh động, đẹp mắt. Để tạo nên màu sắc tươi như thế, Ba Châu sử dụng màu hoàn toàn từ tự nhiên không sử dụng phẩm màu thay thế. Màu xanh của gạo được sử dụng từ nước lá Dứa, tạo ra hương thơm thanh nhẹ. Màu đỏ của gạo nếp được tạo ra từ quả Gấc và màu tím đặc trưng được làm từ Lá Cẩm.
Bánh Tét Ba Châu mang đến trong mỗi một mâm cỗ dịp Lễ, Tết hương vị đậm đà, độc đáo của món ăn thuộc miền Tây sông nước.
Bánh Tét Tam sắc vừa đẹp khi chưng bày trên bàn thờ, vừa mang ý nghĩa cầu một năm mới ấm no, đủ đầy, thịnh vượng.
Theo phong tục ngày Tết miền Nam, nồi bánh Tét được nấu vào đêm 30 giao thừa. Cả nhà sẽ thức chờ quanh nồi bánh tạo nên không khí ấm cúng, sung túc của buổi sum họp gia đình ngày Tết.
Tết, người Nam Bộ chỉ gói hai loại bánh Tét là bánh Tét chay và bánh Tét mặn. Bánh Tét chay để cúng ông bà, trời đất, và bánh mặn dùng trong bữa ăn, ăn kèm với củ kiệu, dưa chua, thịt kho tàu.
Bánh Tét Lá Cẩm chay: Nhân chuối – vị ngọt tự nhiên ăn vừa ngon vừa lạ miệng, giải “ngấy” trong những mùa Tết đến.
Trong không khí ấm áp, sum vầy, trong các mâm cơm của người miền Tây nói riêng không thể thiếu được chiếc bánh Tét Ba Châu. Bánh Tét sẽ được ăn kèm cùng với dưa món, tôm khô, thịt kho, thịt chà bông,… Chỉ một hoạt động đơn giản vậy đã trở thành nét văn hóa truyền thống không thể thiếu của mỗi một gia đình người dân Nam Bộ.